Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Quy định liên quan đến người đại diện theo pháp luật công ty

Những quy định liên quan đến thay đổi giám đốc công ty, Thủ tục cần thực hiện cụ thể là như thế nào ? Chi phí thực hiện ra sao ? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp chúng tôi hướng dẫn nội dung cụ thể như sau:
quy-dinh-thay-doi-dai-dien-phap-luat-cong-ty

I. Thế nào là Người Đại diện theo Pháp luật?
– Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty, doanh nghiệp đăng ký với vị trí là “Người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ tịch Hội đồng quản trị…) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.
– Trong phạm vi nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.
II. Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật?
Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2014, Người Đại diện Pháp Luật là cá nhân:
– Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014.
– Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch.
– Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001.
– Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
– Theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
– Theo khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014: “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
– Theo khoản 3 điều 65 Luật doanh nghiệp 2014: “Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.”
– Theo khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp 2014 thì Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước “không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”.

III. Do đó từ các quy định trên có thể hiểu như sau:
– Việc bổ nhiệm, thuê Tổng Giám đốc/ Giám đốc của doanh nghiệp là công việc nội bộ của doanh nghiệp. Do đó, việc thuê ai làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc phụ thuộc vào hợp đồng giữa doanh nghiệp và người được doanh nghiệp thuê làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc. Luật doanh nghiệp không hạn chế số lượng Doanh nghiệp tối đa mà một người có thể làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc. Có nghĩa là, một người có thể làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc cho nhiều Doanh nghiệp, nếu họ có khả năng và Doanh nghiệp đồng ý. Trừ những trường hợp quy định ở mục II trên.
– Đại diện pháp luật trong từng loại hình công ty:
Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. Vì thế cần lưu ý:

1. Công ty TNHH một thành viên:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.

2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty TNHH hai thành viên trở lên đều có thể làm CHủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.

3. Công ty Cổ phần:
–  Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty Cổ Phần có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tich Hội đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.
– Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.

4. Công ty Hợp danh:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty Hợp danh hai đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.

5. Doanh nghiệp tư nhân:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
-Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. (Khoản 3, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014);
– Tổng Giám đốc/ Giám đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hôi đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước; Chủ hộ kinh doanh.

6. Hộ kinh doanh cá thể:
– Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật
– Theo khoản 2 điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP: “Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.”
– Chủ hộ kinh doanh cá thể đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào.
* Lưu ý: Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
– Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.
– Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.
Trên đây là những quy định pháp lý về thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật quý khách hàng nếu có những thay đổi về chức danh này cần lưu ý về những thủ tục pháp lý đó.
Thông tin liên hệ công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét