Những quy định liên quan đến thay đổi giám đốc công ty, Thủ tục cần thực hiện cụ thể là như thế nào ? Chi phí thực hiện ra sao ? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp chúng tôi hướng dẫn nội dung cụ thể như sau:
I. Thế nào là Người Đại diện theo Pháp luật?
– Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty, doanh nghiệp đăng ký với vị trí là “Người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ tịch Hội đồng quản trị…) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.
– Trong phạm vi nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.
II. Điều kiện để làm người Đại diện Pháp Luật?
Căn cứ Luật Doanh Nghiệp 2014, Người Đại diện Pháp Luật là cá nhân:
– Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự và không bị Luật cấm tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2014.
– Đến từ bất cứ đâu, không phân biệt nơi lưu trú, quốc tịch.
– Được xác nhận thường trú tại Việt Nam. Nếu là người nước ngoài thì người đó phải ở Việt Nam trong suốt thời hạn của nhiệm kỳ và phải có Thẻ tạm trú theo quy định tại Nghị định 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001.
– Đối với con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) – Cha, mẹ là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với người được giám hộ – Người giám hộ là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự – Người được Toà án chỉ định là người đại diện theo pháp luật.
– Đối với hộ gia đình – Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật.
Đại diện Pháp Luật thường giữ những chức vụ quan trọng trong công ty như Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/Quản trị, Tổng Giám đốc, Giám đốc, phải có trình độ chuyên môn hoặc kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chính của công ty.
– Theo khoản 2 điều 13 Luật doanh nghiệp 2014: “Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.”
– Theo khoản 2 điều 18 Luật doanh nghiệp 2014: “Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”
– Theo khoản 3 điều 65 Luật doanh nghiệp 2014: “Đối với công ty con của công ty có phần vốn góp, cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người quản lý công ty mẹ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty đó.”
– Theo khoản 8 điều 100 Luật doanh nghiệp 2014 thì Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước “không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác”.
III. Do đó từ các quy định trên có thể hiểu như sau:
– Việc bổ nhiệm, thuê Tổng Giám đốc/ Giám đốc của doanh nghiệp là công việc nội bộ của doanh nghiệp. Do đó, việc thuê ai làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc phụ thuộc vào hợp đồng giữa doanh nghiệp và người được doanh nghiệp thuê làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc. Luật doanh nghiệp không hạn chế số lượng Doanh nghiệp tối đa mà một người có thể làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc. Có nghĩa là, một người có thể làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc cho nhiều Doanh nghiệp, nếu họ có khả năng và Doanh nghiệp đồng ý. Trừ những trường hợp quy định ở mục II trên.
– Đại diện pháp luật trong từng loại hình công ty:
Trong mỗi loại hình công ty, Đại diện Pháp Luật có những chức danh khác nhau và luật quy định khác nhau về việc thành lập thêm doanh nghiệp. Vì thế cần lưu ý:
1. Công ty TNHH một thành viên:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty TNHH một thành viên đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào, trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.
2. Công ty TNHH 2 thành viên trở lên:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty TNHH hai thành viên trở lên đều có thể làm CHủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.
3. Công ty Cổ phần:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty Cổ Phần có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/Chủ tich Hội đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.
– Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá 05 năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
4. Công ty Hợp danh:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
– Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc Công Ty Hợp danh hai đều có thể làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước.
5. Doanh nghiệp tư nhân:
– Chức danh Đại diện Pháp Luật: Tổng Giám đốc/ Giám đốc.
-Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. (Khoản 3, Điều 183, Luật Doanh nghiệp năm 2014);
– Tổng Giám đốc/ Giám đốc Doanh nghiệp Tư Nhân đều có thể làm Chủ tịch Hôi đồng Quản trị/ Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào khác trừ trường hợp làm Tổng Giám đốc/ Giám đốc công ty nhà nước; Chủ hộ kinh doanh.
6. Hộ kinh doanh cá thể:
– Chủ hộ là người đại diện theo pháp luật
– Theo khoản 2 điều 50 Nghị định 43/2010/NĐ-CP: “Cá nhân, hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc.”
– Chủ hộ kinh doanh cá thể đều có thể làm Chủ tịch Hội Đồng Thành viên/ Chủ tịch công ty/ Tổng Giám đốc/ Giám đốc tại bất kỳ công ty nào.
* Lưu ý: Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
– Ủy quyền bằng văn bản cho người khác theo quy định tại Ðiều lệ công ty.
– Gửi văn bản uỷ quyền đó đến Sở Kế hoạch và Ðầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở chính để biết ít nhất 2 ngày trước khi xuất cảnh.
Trên đây là những quy định pháp lý về thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật quý khách hàng nếu có những thay đổi về chức danh này cần lưu ý về những thủ tục pháp lý đó.
Thông tin liên hệ công ty tư vấn Việt Luật
Số 126 - Phố Chùa Láng - Đống Đa - Hà Nội
Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016
Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty con
Bạn đang phân vân về việc mở rộng phạm vi hoạt động của công ty với hình thức thành lập chi nhánh công ty hay mở công ty con trực thuộc công ty mẹ, vậy sự giống và khác nhau của 2 loại hình này và những điều kiện pháp lý liên quan cụ thể là như thế nào? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp và giải đáp thắc mắc về pháp lý khách hàng , các chuyên viên Việt Luật hướng dẫn khách hàng với nội dung cụ thể như sau:
1. Sự giống nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên có những điểm giống nhau như sau:
- Đều là những đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng;
- Đều do một công ty có vị trí là công ty mẹ đầu tư vốn.
2. Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Những khác biệt chủ yếu giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên thể hiện qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí so sánh
Chi nhánh công ty
Công ty TNHH một thành viên
Hình thức công nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Qui định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc, theo dõi trên TK 136.1 hoặc 138 Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính. Công ty mẹ theo dõi trên TK 2218- Đầu tư dài hạn khác
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty Được cấp một mã số độc lập
Qua bảng so sánh nêu trên có thể thấy, để quản lý một dự án đầu tư, thành lập một công ty TNHH một thành viên có lợi hơn thành lập một chi nhánh công ty.
Theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN và thuế nhập khẩu. Vì vậy, thành lập công ty TNHH một thành viên lại càng thuận lợi hơn trong việc thụ hưởng các ưu đãi nêu trên.
3. Về thủ tục khi công ty chủ sở hữu cấp vốn cho công ty thành viên bằng tài sản cố định:
Khi thành lập công ty TNHH một thành viên, tức là một tập đoàn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con đã hình thành. Vì vậy, vốn của công ty mẹ chuyển cho công ty con không gọi là “cấp vốn” mà chính xác phải là đầu tư vốn, hay góp vốn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các thành viên góp vốn có thể góp bằng tài sản. Việc góp vốn bằng TSCĐ cần theo những quy định sau:
a) Về giá TSCĐ để xác định giá trị vốn góp, có hai trường hợp sau:
Với những TSCĐ mới mua sắm, có đầy đủ hóa đơn, công ty mẹ đã mua và đã ghi sổ tài sản cố định, căn cứ giá mua trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT) để xác định giá trị vốn góp.
- Với những TSCĐ đang sử dụng, có thể xác định theo giá trị còn lại của tài sản hoặc theo giá đã được đánh giá lại. Trường hợp xác định theo giá đã được đánh giá lại phải có Biên bản của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty mẹ xác định giá của tài sản dùng để góp vốn.
b) Các định khoản kế toán khi góp vốn và nhận góp vốn bằng TSCĐ như sau:
Tại công ty mẹ, kế toán ghi:
Nợ TK 221.8- Đầu tư dài hạn khác
Có TK 211- Tài sản cố định. (Giá trị của TSCĐ đem góp vốn)
Tại công ty con, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Vốn góp.
5. Về việc công ty chủ sở hữu giao hàng cho công ty thành viên tiêu thụ theo giá quy định của công ty chủ sở hữu.
Công ty mẹ (công ty chủ sở hữu) và các công ty con là những pháp nhân độc lập. Quan hệ trong kinh doanh phải thực hiện theo quy định về hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại và các luật có liên quan. Do đó, về nguyên tắc, không có khái niệm “công ty mẹ giao hàng cho công ty con”. Trường hợp này, công ty mẹ và công ty con phải ký hợp đồng đại lý theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng. Thủ tục giao hàng, hóa đơn chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng theo quy định thông thường đối với hoạt động đại lý (khoản 5.6 mục 5 phần IV, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
1. Sự giống nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên có những điểm giống nhau như sau:
- Đều là những đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng tại ngân hàng;
- Đều do một công ty có vị trí là công ty mẹ đầu tư vốn.
2. Sự khác nhau giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên
Những khác biệt chủ yếu giữa chi nhánh công ty và công ty TNHH một thành viên thể hiện qua bảng so sánh sau đây:
Tiêu chí so sánh
Chi nhánh công ty
Công ty TNHH một thành viên
Hình thức công nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Qui định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, báo cáo tài chính phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, báo cáo tài chính không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Nghĩa vụ nộp thuế TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc, theo dõi trên TK 136.1 hoặc 138 Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính. Công ty mẹ theo dõi trên TK 2218- Đầu tư dài hạn khác
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty Được cấp một mã số độc lập
Qua bảng so sánh nêu trên có thể thấy, để quản lý một dự án đầu tư, thành lập một công ty TNHH một thành viên có lợi hơn thành lập một chi nhánh công ty.
Theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, các dự án đầu tư được hưởng các ưu đãi về thuế TNDN và thuế nhập khẩu. Vì vậy, thành lập công ty TNHH một thành viên lại càng thuận lợi hơn trong việc thụ hưởng các ưu đãi nêu trên.
3. Về thủ tục khi công ty chủ sở hữu cấp vốn cho công ty thành viên bằng tài sản cố định:
Khi thành lập công ty TNHH một thành viên, tức là một tập đoàn doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con đã hình thành. Vì vậy, vốn của công ty mẹ chuyển cho công ty con không gọi là “cấp vốn” mà chính xác phải là đầu tư vốn, hay góp vốn. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các thành viên góp vốn có thể góp bằng tài sản. Việc góp vốn bằng TSCĐ cần theo những quy định sau:
a) Về giá TSCĐ để xác định giá trị vốn góp, có hai trường hợp sau:
Với những TSCĐ mới mua sắm, có đầy đủ hóa đơn, công ty mẹ đã mua và đã ghi sổ tài sản cố định, căn cứ giá mua trên hóa đơn (không bao gồm thuế GTGT) để xác định giá trị vốn góp.
- Với những TSCĐ đang sử dụng, có thể xác định theo giá trị còn lại của tài sản hoặc theo giá đã được đánh giá lại. Trường hợp xác định theo giá đã được đánh giá lại phải có Biên bản của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên của công ty mẹ xác định giá của tài sản dùng để góp vốn.
b) Các định khoản kế toán khi góp vốn và nhận góp vốn bằng TSCĐ như sau:
Tại công ty mẹ, kế toán ghi:
Nợ TK 221.8- Đầu tư dài hạn khác
Có TK 211- Tài sản cố định. (Giá trị của TSCĐ đem góp vốn)
Tại công ty con, kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 411: Vốn góp.
5. Về việc công ty chủ sở hữu giao hàng cho công ty thành viên tiêu thụ theo giá quy định của công ty chủ sở hữu.
Công ty mẹ (công ty chủ sở hữu) và các công ty con là những pháp nhân độc lập. Quan hệ trong kinh doanh phải thực hiện theo quy định về hợp đồng kinh tế, Luật Thương mại và các luật có liên quan. Do đó, về nguyên tắc, không có khái niệm “công ty mẹ giao hàng cho công ty con”. Trường hợp này, công ty mẹ và công ty con phải ký hợp đồng đại lý theo phương thức bán đúng giá hưởng hoa hồng. Thủ tục giao hàng, hóa đơn chứng từ và tài khoản kế toán sử dụng theo quy định thông thường đối với hoạt động đại lý (khoản 5.6 mục 5 phần IV, Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính).
Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn còn những vướng mắc nhất định về thủ tục pháp lý.
Hotline: 0965 999 345 - 0948 234 777
Email: congtyvietluathanoi@gmail.com
Quy định xin công bố sản phẩm nước mắm cho doanh nghiệp
Quy định về công bố sản phẩm nước mắm như thế nào ? Bạn có các sản phẩm đó và muốn được đưa đến tận tay người tiêu dùng trước tiên cần làm những thủ tục cụ thể như thế nào? Nội dung thực hiện ra sao ? Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn luật doanh nghiệp chúng tôi tư vấn tới khách hàng nội dung như sau:
Nước mắm là hỗn hợp các axit amin hình thành do quá trình thủy phân Proteaza từ việc lên men các loại cá. Nước mắm không chỉ là loại nước chấm đặc trưng của Việt Nam mà còn là một phần không thể thiếu của quốc hồn người Việt.
Nước mắm Việt Nam đặc biệt với vị ngọt thanh, mặn nồng, vàng sánh của đạm đặc trưng từ cá cơm, đã trở thành điểm nhấn trên bàn ăn người Việt.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nước chấm và sản xuất mắm quy mô công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với việc đa sắc về chủng loại và nhà sản xuất, người tiêu dùng như bị vây chặt giữa các dòng sản phẩm mà không biết nên chọn sản phẩm nào để đáp ứng bữa ăn và phù hợp với dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Theo Nghị Định 38/2012/NĐ-CP, Các sản phẩm về nước mắm và mắm lưu hành trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm.
Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng (FNC) tư vấn thủ tục công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm.
Nước mắm là hỗn hợp các axit amin hình thành do quá trình thủy phân Proteaza từ việc lên men các loại cá. Nước mắm không chỉ là loại nước chấm đặc trưng của Việt Nam mà còn là một phần không thể thiếu của quốc hồn người Việt.
Nước mắm Việt Nam đặc biệt với vị ngọt thanh, mặn nồng, vàng sánh của đạm đặc trưng từ cá cơm, đã trở thành điểm nhấn trên bàn ăn người Việt.
Nắm bắt được nhu cầu của người dân, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư vào thị trường nước chấm và sản xuất mắm quy mô công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Với việc đa sắc về chủng loại và nhà sản xuất, người tiêu dùng như bị vây chặt giữa các dòng sản phẩm mà không biết nên chọn sản phẩm nào để đáp ứng bữa ăn và phù hợp với dinh dưỡng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe gia đình.
Theo Nghị Định 38/2012/NĐ-CP, Các sản phẩm về nước mắm và mắm lưu hành trên thị trường phải đảm bảo quy chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm và được Công bố phù hợp quy định An toàn thực phẩm.
Trung tâm Nghiên cứu thực phẩm và dinh dưỡng (FNC) tư vấn thủ tục công bố sản phẩm phù hợp quy định an toàn vệ sinh thực phẩm cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh sản xuất thực phẩm.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)